Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dâu tây đơn giản và hiệu quả

Dâu tây là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch như hiện nay thì cách trồng dâu tây tại nhà là rất cần thiết cho mỗi người. Sau đây hãy cùng wikihobby.net tìm hiểu kỹ thuật trồng dâu tây nhé!

Kỹ thuật trồng dâu tây và chăm sóc dâu tây (Ảnh: Internet)
1

Chuẩn bị

Chuẩn bị những gì?

Để có được những giỏ dâu tây xanh tốt, có nhiều quả. Thì việc trang bị những dụng cụ cần thiết, và kiến thức đúng về dâu tây là quan trọng. Sẽ quyết định rất nhiều đến thành công của việc trồng.

2
back to menu ↑

Thời điểm

Nên trồng dâu tây vào tháng mấy?

Nên trồng dâu tây vào tháng mấy là tốt nhất? Câu trả lời là bạn có thể bắt đầu trồng tại bất cứ thời điểm nào của năm. Nhưng thời điểm thích hợp nhất là khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm. Lúc này thời tiết bắt đầu hết giá rét, chuyển sang hè. Có nhiều ánh nắng và ấm áp, điều kiện tốt để cho dâu tây phát triển.

Sau khi trồng, khoảng 2 tháng sau là bạn có thể thu hoạch những trái dâu tây chín mọng rồi.

3
back to menu ↑

Giống dâu tây

Nên trồng giống dâu tây nào?

Với dâu tây, bạn có thể chọn trồng từ hạt hoặc trồng từ cây con đều được. Tuy nhiên, trồng bằng hạt thì bạn cần nhiều thời gian hơn và cách chăm sóc cũng cần tỉ mỉ hơn. Nếu như bạn mới lần đầu trồng, thì nên chọn mua những cây con là tốt hơn. Sẽ giảm công sức chăm sóc và đảm bảo cây có thể phát triển khỏe mạnh.

Giá cây con khoảng 80.000đ / cây, còn giá hạt giống rơi vào khoảng 25.000đ / túi (khoảng 30 hạt). Bạn có thể tìm mua tại các shop cây online, hoặc ra viện cây trồng tìm mua.

Lưu ý nếu chon cây con thì nên chọn những cây cao khoảng 10 – 15cm. Lựa cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, phát triển đều.

Trên thế giới có nhiều loại dâu tây, nhưng 3 loại dưới đây được cho là phổ biến. Bạn có thể lựa chọn tùy theo mục đích của mình.

  • June-bearing: loại này cho quả thu hoạch chủ yếu vào tháng Sáu. Tuy nhiên, nó yêu cầu vùng đất rộng để phát triển rễ. Nên là loại này không thích hợp với việc trồng tại nhà.
  • Everbearing: loại này cho thu hoạch quả gần như quanh năm. Kể cả trong thời gian sinh trưởng, cây vẫn cho ra quả. Thời gian thu hoạch là từ mùa xuân, và từ cuối hè đến mùa thu.
  • Day Neutral: Loại này là được lai tạo từ loại Everbearing. Nếu như loại Everbearing chỉ có 2 mùa thu hoạch, thì Day Neutral lại cho thu hoạch liên tục từ mùa hè cho đến hết mùa thu.
4
back to menu ↑

Vị trí trồng

Nên trồng dâu tây ở đâu?

Đặc tính của cây Dâu tây là ưa ẩm, và rất kém trong khả năng chịu hạn. Nhiệt độ tốt nhất để cho cây sinh trưởng là từ 7 – 30 độ C.

Bạn nên lựa chọn những vị trí đặt chậu tại nơi thoáng gió, nhiều ánh sáng. Nếu như cây đặt ở nơi thiếu ánh sáng, thì lá sẽ vàng dần và không cho ra quả. Nên chọn nơi có nhiều ánh sáng, nhưng thời gian chiếu sáng không quá 12h/ngày. Lưu ý không đặt cây tại nơi có ánh đèn chiếu buổi tối, vì như vậy cây sẽ phát triển xanh tốt nhưng lại không cho hoặc rất chậm ra trái.

Vị trí trồng tốt nhất là trên sân thượng có mái che, hoặc tại các cửa sổ, ban công nhà bạn. Nơi có ảnh nắng chiếu vào ban ngày, nhưng ban đêm lại yên tĩnh – không ánh sáng. Nếu như bạn trồng ở ngoài trời, thì có thể đặt ở dưới tán cây to để hạn chế bớt ánh nắng ban ngày. Tránh phơi ánh nắng trực tiếp, dẫn tới tình trạng cây bị khô hạn, thiếu nước.

Chọn chậu

Nếu như gia đình bạn có nhiều không gian thì có thể lựa chọn các chậu cây truyền thống, hoặc đặt vào các chậu xốp đều được. Còn nếu như gia đình bạn có không gian chật hẹp, hoặc tận dụng trồng tại cửa sổ hoặc bạn công thì có thể lựa chọn các chậu treo. Nên lựa chọn những chậu treo có nhiều lỗ nhỏ.

Chậu trồng dâu tây cũng tương tự như chậu trồng sen đá, đều phải chú ý về mặt thoát nước. Bắt buộc phải có lỗ thoát nước ở đáy, hoặc xung quanh. Nếu như chọn những chậu quá nhỏ, thì bạn cần phải tưới nước thường xuyên hơn.

Những chậu có màu sáng nên được lựa chọn. Vì nó sẽ giúp cây mát hơn so với chậu tối màu (vật liệu màu tối sẽ hấp thụ nhiệt mạnh hơn so với vật liệu sáng màu).

Đất trồng

Đất trồng dâu tây phù hợp nhất phải đảm bảo được các yếu tố như phải là đất hữu cơ, hoặc có thể là đất thịt nhẹ giàu dinh dưỡng, sạch và giữ được ẩm cũng như thoát nước tốt.

Nên chon loại đất tơi xốp và dễ thoát nước (Ảnh: Internet)
Nên chon loại đất tơi xốp và dễ thoát nước (Ảnh: Internet)
5
back to menu ↑

Kỹ thuật trồng

Cách trồng và chăm sóc dâu tây?

Nếu trồng bằng cách gieo hạt thì trước khi tiến hành trồng cây dâu tây bạn cần ủ hạt. Trước hết phải cho đất vào chậu, đánh cho tơi xốp, sau đó ươm hạt. Phủ lên chậu một ít rơm hoặc cây khô.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ chậu trồng rau, đất trồng và hạt giống đã ủ các bạn sẽ tiến hành gieo hạt. Gieo hạt vào chậu khoảng cách giữa các hạt đều nhau, có thể chia luống để cây có thể phát triển tốt hơn. Đặt chậu ở nơi khô ráo, thoáng mát có đủ ánh nắng mặt trời tránh ánh nắng trực tiếp. Tưới nước thường xuyên sáng sớm và chiều tối, tưới vừa đủ độ ẩm cho cây.

Chăm sóc

Để cây dâu tây có thể sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế cho lần sau cây ra hoa sẽ cho hiệu quả cao hơn. Nên đặt chậu dâu tây ở vị trí có nhiệt độ từ 7 – 30 độ. Bạn cũng nên chọn vị trí thoáng mát, nhiều ánh sáng để cây phát triển. Tuy nhiên, cần lưu ý, thời gian chiếu sáng cho dâu tây không quá 12 giờ/ngày, vào buổi tối, không nên để cây gần ánh đèn sẽ khiến cây phát triển nhanh nhưng không ra trái.

Vào buổi sáng sớm hoặc chiều tắt nắng, bạn tưới nước để đất ẩm và giúp cây phát triển tốt. Đối với hạt giống bạn có thể tưới nước gạo rất tốt. Đối với việc trồng dâu tây bằng cây con, bạn cũng có thể tưới nước gạo tới khi cây bám rễ (khoảng một tuần).

Cách tách nhánh để trồng chậu mới

Trong quá trình phát triển, dâu tây không chỉ ra hoa và quả, nó còn ra nhánh khi cây đã đủ chất. Đặc biệt, khi nhánh phát triển tốt, mọc dài, nó sẽ tự đâm rễ và tạo cây mới. Trong trường hợp này bạn cần phải tách cách để tạo một chậu mới.

Lưu ý, bạn cần chờ nhánh phát triển khoảng 1 tuần, rễ đâm sâu, có thể độc lập, không cần dinh dưỡng từ cây mẹ mới bắt đầu tách nhánh sang chậu mới. Hoặc nếu chậu trồng dâu tây rộng, bạn vẫn để nhánh con trồng cùng cây mẹ. Khi cây con ra hoa, quả bạn chăm sóc như cây mẹ. Tuyệt đối lúc này không đánh cây vì có thể làm cây bị chột quả.

Sâu bệnh

Để hạn chế tình trạng cây bị sâu bọ và dễ theo dõi, cần cắt tỉa lá khi cây mọc lá dầy hoặc tách cây non ra chậu mới. Khi cây ra hoa, quả bạn cần lưu ý tiêu diệt kiến, côn trùng vì chúng tấn công ăn hoa và quả rất nhanh. Tốt nhất, bạn nên hướng quả ra phía ngoài chậu, quả vừa phát triển đều, bạn vừa theo dõi được sâu bọ ăn quả. Bạn cũng có thể bảo vệ cây bằng cách che phủ lưới mắt cáo nhằm ngăn chặn chim chóc hoặc chó, mèo.

Bệnh thối trái do Phytophthora cactorum gây ra (Ảnh: Internet)
Bệnh thối trái do Phytophthora cactorum gây ra (Ảnh: Internet)

Tưới nước

Dùng nước thường tưới vào buổi chiều khi nắng đã tắt, tưới thật ẩm đất, nếu đất của bạn giữ ẩm kém có thể tưới thêm 1 lần vào buổi sáng. Có thể tận dụng nước vo gạo tưới cho cây, nước gạo sẽ lên men trong đất giúp cây phất triển tốt. Tuy nhiên chỉ tưới nước gạo nếu cây trồng được 1 tuần. Không tưới khi cây chưa bám rễ.

Phân bón

– Dùng phân bón có sẵn tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp.
– Sử dụng phân gà đã ủ hoai trộn lẫn với đất với lượng vừa phải, không được lạm dụng bón quá nhiều vì sẽ gây nóng và chết cây.
– Không bón phân chưa được ủ hoai bởi có nhiều vi khuẩn, dễ khiến cây xót và bị hỏng.

Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật trồng dâu tây và cách chăm sóc cây dâu tây. Chúc các bạn thành công!

Câu hỏi thường gặp?

Các loại bệnh ở cây dâu tây?

Những bệnh trên cây dâu tây thường gặp nhất.

– Bệnh phấn trắng: (Sphaerotheca macularis
– Bệnh cao su: Thối trái do Phytophthora cactorum.
– Bệnh đốm đen (Colletotrichum acutatum)
– Bệnh mốc xám: Thối trái do Botrytis cinerea.
– Bệnh thối đen rễ dâu tây.
– Nhện đỏ: Tetranycus Urticae.

Chăm sóc cây dâu tây ở nơi khí hậu nóng?

Dâu tây là loại cây ưa ẩm nển chỉ cần nắng một buổi là đủ. Nhưng phải đặt dâu tây ở vị trí có thể đón được ánh nắng sáng nhiều nhất.
Tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát. Tưới đều sao cho đất vừa đủ ẩm,sử dụng các loại nước sạch tránh nguồn nước mương suối dễ gây sâu bệnh, không nên tưới nhiều nước làm đất úng, chết cây.
Khi chuyển cây dâu tây từ khay ươm sang chậu hay luống để trồng cây sẽ có hiện tượng héo rũ do rễ bị đứt nếu chuyển không khéo. Nên che nắng cho cây trong 2-3 ngày đầu kể từ ngày chuyển cây sang chậu, luống
Thường xuyên xới đất cho đất được tơi xốp và tạo độ thông thoáng cho cây.
Để cây dâu tây sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu chúng ta nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường cho sự sinh trưởng của cây.
Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều chúng ta nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây. Nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bớt những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh. Thường xuyên cắt tỉa các lá già và lá bị sâu để cây có đủ dinh dưỡng để sinh trưởng.
Trong thời gian cây sinh trưởng và phát triển cần chú ý thường xuyên bón phân để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Có nên trồng dâu tây trong thùng xốp?

Thùng xốp được chọn để trồng dâu tây tại nhà nên có kích thước từ 12 tới 15 cm để đảm bảo cây có thể sinh trưởng tốt, thùng mang kích thước 20cm là lý tưởng nhất.

5/5 - (9 votes)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dâu tây đơn giản và hiệu quả
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dâu tây đơn giản và hiệu quả
5.000đ
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Wiki Hobby
Enable registration in settings - general