Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi chim cu gáy chuẩn nhất

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi chim cu gáy chuẩn nhất

Chim Cu gáy không phải chỉ là một loại chim đơn thuần mà hiện nay, nó còn được nuôi như một loại thú cưng trong nhiều gia đình. Mặc dù cách nuôi chim cu gáy không hề đơn giản chút nào, từ khâu chọn giống đến việc chăm sóc và huấn luyện nhưng nếu bạn thực sự ưa thích loài chim này thì chỉ cần kiên nhẫn và chăm chỉ luyện tập thì sẽ có được một chú Chim Cu gáy như ý muốn. Sau đây wikihobby.net sẽ hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi chim cu gáy chuẩn nhất các bạn cùng tham khảo và thực hiện nhé.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi chim cu gáy chuẩn nhất
Hình ảnh minh hoa chú chim cu gáy
01.

Chọn giống chim cu gáy

Cách nuôi chim cu gáy phát triển tốt, người chơi phải biết cách chọn giống và chăm sóc trong suốt quá trình nó sinh trưởng và phát triển. Tốt nhất là phải tìm được một ổ Chim Cu gáy non như chưa biết bay, lông tơ còn, hoặc mọc lông ống sơ sơ), có thể hỏi người khác để mua, hoặc có thể mua lại Chim Cu gáy của người khác nuôi lên, nhưng mà cườm chỉ mới mọc hoặc chưa mọc cườm càng tốt.

02.

Lồng nuôi chim cu gáy

Nên chọn lồng đơn, mỗi lồng đơn chỉ nuôi chứa cho mỗi con Chim Cu gáy. Thông thường lồng nuôi có kích thước là 16 -16.5 ( 40.6 – 61.9 cm). Để giữ cho Chim Cu yên tỉnh và không chú ý những tiếng động, người nuôi phải làm 2 màng vải giữ chim yên tỉnh và khỏi bị sợ khi di chuyển.

Hình ảnh minh họa chim cu gáy đang đứng trên dây
Hình ảnh minh họa chim cu gáy đang đứng trên dây
03.

Kỹ thuật nuôi chim cu gáy

Để có được một chú Chim Cu gáy hoàn hảo thì bạn nên nuôi nó từ lúc bé khi còn chưa biết bay và còn lông tơ hay chỉ mới mọc sơ sơ một chút lông ống. Vì khi nuôi sớm như vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và huấn luyện cho chim. Ngoài ra, khi bắt giống về nuôi, bạn có thể bắt chim cu rừng hoặc chim con nuôi đẻ cũng đều được. Trong quá trình nuôi dưỡng Chim Cu gáy nên cẩn thận, tránh chó hay mèo vờn, treo lồng ở nơi nào yên tĩnh, ít người qua lại.

Mỗi khi đến bên lồng, giai đoạn cườm bắt đầu mọc, bạn nên tập phát âm giống như tiếng chim gù, nghe như “cục cu, cục cu…” càng về sau thì âm thanh đó càng nhanh, như muốn hối thúc điều gì đó, đây là bí quyết để chim có giọng gù hay, không nên phát ra âm thanh “cục cu cu cu” như khi cu gáy, vì khi người lạ vào thì chim gù nghe mới hay.

Cách nuôi Chim Cu gáy phải thật sự kiên nhẫn, luyện tập thường xuyên, ban đầu chim sợ nên nó né bạn, sau thì quen, thỉnh thoảng khi nó sung lên nó sẽ gù lại bạn. Thỉnh thoảng mang Chim Cu gáy ra phơi nắng, đặt lồng tiếp xúc với mặt đất, thả vài hạt vừng hoặc ngô cho chim mổ ăn, và cho nó tự ăn đất để bổ sung một số chất khoáng mà nó thiếu. Nhưng hạn chế việc mang chim ra ngoài, hoặc cho chim tiếp xúc với người lạ.

Đến khi Chim Cu gáy đã cứng cáp và sung lửa hơn thì bạn nên cho nó làm quen dần với thế giới bên ngoài. Tốt nhất là treo lồng chim ở nơi có nhiều người ra vào như sân hay cửa. Thỉnh thoảng ta hạ thổ xuống cho chim được tiếp xúc với đất hay cát ẩm xong cho chim ra tắm nắng nhẹ độ nửa giờ.

Hình ảnh minh hoa chim cu gáy đứng trên tảng đá
Hình ảnh minh hoa chim cu gáy đứng trên quả khô
04.

Dinh dưỡng

Chim Cu gáy là giống ăn hạt, hạt không được bóc vỏ. Rất nhiều loại hạt có thể giữ cho Chim Cu gáy sức khỏe tốt, như bông cỏ giúp tiêu hóa, lúa mạch đen giúp chất bổ cho bộ lông, đậu thì dồi dào chất bổ, mè thì có chất dầu nên giữ cho lông bóng và cứng hơn. Hầu hết các loại hạt thông thường dùng cho chim cu có kích thước trung bình ( chim ngói, chim gáy … ) là bo bo, lúa mì và hạt kê. Còn những loại chim có kích thước nhỏ ( cu pháp, cu gầm ghì … ) lại ưa thích các loại hạt nhỏ như là kê hay hạt bông cỏ, nhưng chúng sẽ ăn bobo hay lúa mì nếu chúng ta cho chúng ăn.

Bệnh tiêu chảy ở Chim Cu gáy: Nếu thấy chim bị tiêu chảy thì có thể đến hiệu thuốc thú y để nói mua rõ triệu chứng và mua thuốc của gà cho chim uống cũng khá hiệu quả. Ngoài ra còn có thể sử dụng thuốc Berberin hay biseptol để chữa trị, liều lượng chỉ 1 nửa viên là đủ, hòa tan vào nước rồi đặt vào lồng cho chim uống. Dùng đến khi chim không còn tiêu chảy, hay đi phân xanh nữa.

Bệnh hạt đậu: Đây cũng bệnh lí thường gặp ở Chim Cu gáy, tuy nhiên cách chữa trị có phần khó khăn hơn. Bệnh có biểu hiện là trên cơ thể chim có mọc lên những nốt tròn, to bằng hạt đậu, bên trong có chất dịch màu trắng như bã đậu. Nhiều người nhìn thôi đã sợ chứ đừng nói đến tự tay chữa trị.

05.

Cách để chim cu gáy không sợ bóng đêm

Chim Cu gáy nhìn đêm tối rất kém nên chúng dễ bị hoảng sợ, khi chúng nghe ồn ào và chúng sẽ nhảy ngay và kết quả là bị thương. Cách giải quyết là mắc bóng điện ngủ sao cho vừa đủ ánh sáng cho chúng thấy chung quanh vào ban đêm. Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm chim khó ngủ, nếu vậy thì tốt nhất trùm tấm màng để có bóng tối cho chúng ngủ. Ngoài ra, chính tiếng động, đồ đạc trong nhà có thể làm chim hoảng sợ.

Cách nuôi Chim Cu gáy cần phải biết rằng chúng chịu nhiệt rất kém. Khi nhiệt độ hạ xuống 10 độ C Chim Cu gáy sẽ bị cú rũ, nếu nhiệt độ hạ hơn nữa chúng sẽ chết. Vì vậy, người nuôi nên đặt một bóng điện trong lồng. Vì Chim Cu gáy là loại sống ở khí hậu xích đạo nên chúng có thể sống ở môi trường mà nhiệt độ lên tới 42 độ C.

06.

Phòng bệnh

Thời tiết thay đổi, chuyển mùa, hay thức ăn không đảm bảo chất lượng làm sức đề kháng cũng như thể trạng của Chim Cu gáy trở nên suy giảm và mắc bệnh. Đau mắt là bệnh thường gặp hơn cả của ở loại chim này. Có thể nhận thấy dấu hiệu đau mắt của chim là hay dụi cánh vào mắt, đầu của 2 cánh bị ướt. Điều này vô tình làm mắt của chim càng nhiễm trùng hơn. Trong trường hợp này bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để điều trị cho chim. Dập khổ qua (mướp đắng) rồi vắt lấy nước nhỏ vào mắt cho cu gáy, ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 3,4 giọt thôi. Có thể cho chim ăn cả khổ qua luôn thì càng hiệu quả. Nhỏ vài giọt nước cốt chanh vào mắt cu gáy, vài ngày liên tục là khỏi ngay.

Bệnh tiêu chảy ở Chim Cu gáy: Nếu thấy chim bị tiêu chảy thì có thể đến hiệu thuốc thú y để nói mua rõ triệu chứng và mua thuốc của gà cho chim uống cũng khá hiệu quả. Ngoài ra còn có thể sử dụng thuốc Berberin hay biseptol để chữa trị, liều lượng chỉ 1 nửa viên là đủ, hòa tan vào nước rồi đặt vào lồng cho chim uống. Dùng đến khi chim không còn tiêu chảy, hay đi phân xanh nữa.

Bệnh hạt đậu: Đây cũng bệnh lí thường gặp ở Chim Cu gáy, tuy nhiên cách chữa trị có phần khó khăn hơn. Bệnh có biểu hiện là trên cơ thể chim có mọc lên những nốt tròn, to bằng hạt đậu, bên trong có chất dịch màu trắng như bã đậu. Nhiều người nhìn thôi đã sợ chứ đừng nói đến tự tay chữa trị.

Phòng bệnh cho chim cu gáy

Trên đây là bài viết về hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi chim cu gáy chuẩn nhất wikihobby.net gửi tới bạn đọc, bạn đọc hãy tham khảo để có thêm kiến thức giúp ích trong công việc nuôi giống chim này.Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm!

5/5 - (2 votes)
Wiki Hobby
Enable registration in settings - general