Cách trồng lá lốt trong chậu, thùng xốp cho năng suất cao tại nhà

Cách trồng lá lốt trong chậu, thùng xốp cho năng suất cao tại nhà

Lá lốt vốn được biết đến là một cây gia vị sử dụng trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Ngoài ra, trong dân gian, lá lốt còn có tác dụng giảm đau, trị thương, chữa đau nhức xương khớp,… Khi phát triển, lá lốt cao khoảng 30-40cm, rất thích hợp để tự trồng tại nhà. Sau đây, wikihobby.store sẽ hướng dẫn các bạn Cách trồng lá lốt trong chậu hoặc thùng xốp mà vẫn cho năng suất cao.

Chuẩn bị

Dụng cụ trồng

Thùng xốp hoặc chậu cây có đục lỗ thoát nước ở dưới đáy. Nếu có điều kiện không gian, bạn có thể gieo trồng lá lốt tại mảnh đất trống trong vườn nhà

Đất trồng

Cách trồng lá lốt trong chậu

Lá lốt có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cách trồng lá lốt dễ dàng hơn, bạn nên chọn các loại đất giàu dinh dưỡng, nhiều mùn.

Lá lốt sẽ phát triển tốt nhất trên đất được trộn với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ,… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7-10 ngày trước khi trồng để xử lí các mầm bệnh có trong đất.

Giống

Phương pháp bổ biến khi trồng lá lốt là cách giâm cành. Hãy chọn những cây lá lốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to) cắt thành từng đoạn dài 20-30cm để giâm.

Cách trồng lá lốt trong chậu

Gieo trồng

Giâm những đoạn thân vừa cắt trực tiếp trên liếp đã chuẩn bị để trồng, giâm từng hàng vào đất (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm.

Chăm sóc

Cách trồng lá lốt trong chậu

Cách trồng lá lốt rất đơn giản. Khoảng 15 ngày đầu sau khi trồng, tưới nước ngày 2 lần cho cây. Sau đó, có thể 2 – 3 ngày tưới 1 lần tùy thuộc vào thời tiết. Thường xuyên làm cỏ, vun xới cho cây. Sau mỗi đợt thu hoạch, bón phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… cho cây.

Thu hoạch

Nếu chăm sóc tốt, chỉ khoảng sau một tháng là bạn sẽ có thể thu hoạch được một vụ lá lốt.

Sau khi thu hoạch, bạn đem lá lốt rửa sạch. Sau đó có thể chế biến thành các món ăn kết hợp giữa động-thực vật như: Bò cuốn lá lốt, Canh thịt bò lá lốt, Hến xào lá lốt,…

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng lá lốt trong các bài thuốc dân gian để trị các bệnh đau nhức xương, trị mụn nhọt, mồ hôi tay,…

Với nhiều công dụng thiết thực trên, việc tự trồng lá lốt cũng được coi là cần thiết. Đó không chỉ là thực phẩm thông thường mà còn là cây thuốc quý hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Nếu cần thêm thông tin về cách trồng lá lốt, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Câu hỏi thường gặp

Công dụng của cây lá lốt?

– Cây lá lốt có tính nồng, ấm và chống hàn, cảm lạnh ở cơ thể người.
– Loài cây này rất lành không có độc tính nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
– Công dụng chính của loài cây này là dược liệu chữa các bệnh về phong hàn, thương hàn, đau nhức xương khớp, mụn nhọt, giải độc rắn cắn,…
– Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp ở người lớn tuổi, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân.
– Ngoài ra trong Đông y, cây lá lốt còn được sắc lấy nước uống để chữa các bệnh đau bụng do lạnh, kiết lỵ, đau nhức xương khớp
– Chúng còn được kết hợp với các loại cây dược liệu khác như mã đề, rễ bưởi, rễ cỏ xước, rễ cà gai leo, … để tăng hiệu quả chữa bệnh.
– Lá lốt còn là một nguyên liệu tuyệt vời để nấu các món ăn như bò lá lốt, canh lá lốt, chả băm viên lá lốt, ốc nấu chuối đậu,…
– Lá lốt có thể sử dụng tươi sống hoặc phơi khô dùng dần. Để không xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn khác, một người không nên ăn quá 100g lá lốt tươi mỗi ngày.

Xử lý sâu bệnh khi trồng cây lá lốt?

Lá lốt có mùi hương khá nồng và hơi cay nên sâu bệnh cũng rất ít khi tấn công. Tuy nhiên, bạn vẫn cần quan sát cây để loại bỏ những lá bị vàng héo cũng như phòng trừ sâu bệnh kịp thời nếu có.

5/5 - (3 votes)
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Wiki Hobby
Enable registration in settings - general